• Trang chủ
  • Góc Tâm Sự
  • Vì sao ba mẹ không nên đón con muộn? Trẻ mẫu giáo được mẹ đón sớm và muộn…
1984 lượt xem

Vì sao ba mẹ không nên đón con muộn? Trẻ mẫu giáo được mẹ đón sớm và muộn sau giờ học, 10 năm sau thấy khác biệt rõ rệt

Trẻ ở lứa tuổi mầm non, nếu thường xuyên bị đón muộn sau giờ tan học sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, nghiêm trọng hơn là tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách. Hãy thay đổi ngay từ bây giờ để không phải ân hận.

Gieo vào lòng trẻ nỗi sợ hãi

Cuộc sống bận rộn, tất bật khiến nhiều bậc phụ huynh rất khó sắp xếp thời gian đến trường đón con đúng giờ khi tan học. Đặc biệt là những gia đình có trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ 3 – 6 tuổi), chưa thể tự đến lớp và giờ tan học khoảng 16h chiều, sớm hơn giờ tan tầm từ 1 – 2 tiếng. Việc đến đón con muộn diễn ra rất phổ biến ở các thành phố lớn, đến mức giáo viên mầm non ở nhiều trường phải kiêm luôn công việc giữ trẻ ngoài giờ.

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ coi chuyện đến trường đón con trễ là hết sức bình thường, mọi việc đã có cô giáo lo. Nhưng họ không ngờ được, đây chính là hành động gieo vào lòng trẻ nỗi sợ hãi mơ hồ trong suốt những năm tháng ấu thơ. Thử nghĩ xem, người lớn chỉ cần đợi chờ từ 5 – 10 phút, đã bắt đầu nóng nảy, bất an, lo lắng. Huống hồ chỉ là những đứa bé, coi cha mẹ như cả thế giới của mình.

Đến trường đón con trễ khiến bé trở nên thất vọng, bất an

Theo tiến sĩ Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học Việt Nam, trẻ ở độ tuổi mầm non vô cùng nhạy cảm và cần sự gần gũi của cha mẹ. Nhất là khoảng thời gian đến trường, trẻ thường không hiểu sao mình phải đi học, phải rời nhà, xa những người thân thuộc. Dù học ở lớp vui đến thế nào, đến giờ về, trẻ vẫn rất mong mỏi được cha mẹ đến đón sớm, hoặc đúng giờ.

Khi nhìn bạn bè lần lượt được ba mẹ đón về, trẻ sẽ lâm vào trạng thái lo lắng, bất an, sợ bị bỏ rơi. Chưa hết, tâm lý trẻ thơ còn sợ rất nhiều điều tưởng chừng bình thường như gốc cây to trước sân trường, phòng học vắng người, sợ buổi chiều tà…

Sự sợ hãi đó lặp đi lặp lại qua từng ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành tính cách của trẻ.

 

Trẻ có thể trở thành người hay bất an

Việc đến trường đón con muộn, có thể sẽ trở thành thói quen, và đứa con bé bỏng của bạn sẽ không còn mong mỏi hay yêu cầu bạn đến đúng giờ nữa. Nhưng những nỗi sợ cố hữu không hề biến mất, bé vẫn cứ lo lắng hằng ngày, thậm chí dần dà trở nên thất vọng, buồn bã, nặng nề hơn là trầm cảm.

Đôi khi chỉ cần được đón đúng giờ đã khiến đứa con bé bỏng của bạn cảm thấy hạnh phúc

Điều đáng nói, những hậu quả này rất khó nhận ra khi bé còn nhỏ, chỉ biểu hiện rõ rệt ở lứa tuổi dậy thì, nổi loạn và cả khi trưởng thành. Theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố, trẻ mầm non thường xuyên bị cha mẹ đến đón trễ sẽ hình thành tâm lý bất an. Từ đó trở nên bi quan, luôn ở trong trạng thái sợ sệt khi gặp những chuyện không bình thường.

Hơn nữa, mỗi khi phải ở một mình, làm việc một mình, những người có tiềm thức bất an sẽ luôn luôn thấp thỏm, sợ hãi những điều hoang đường. Cảm giác lo lắng, sợ hãi vô cớ là điều không ai muốn. Vì thế, đừng biến thiên thần nhỏ của bạn trở thành người bi quan chỉ vì không thể sắp xếp đến đón con sớm hơn một chút.

Trên thực tế, khá nhiều trường mầm non trên thế giới đã ra quy định phụ huynh không được đến trường đón con muộn, thậm chí có nơi còn phạt tiền hoặc bắt cha mẹ, người đỡ đầu làm các cam kết về việc đón trẻ tan học đúng giờ. Có rất nhiều phương án để đến đón con đúng giờ, ví dụ như chọn trường gần chỗ làm, nhờ vả ông bà, thuê người giúp việc hay đôi lúc cha mẹ buộc phải hy sinh công việc của mình.

Đừng để trẻ mong ngóng cha mẹ quá lâu

 

Theo SH, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện một cuộc khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những đứa trẻ thường được đưa đón sớm thì khi lớn sẽ tự tin hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ bị bố mẹ đó muộn thường rất nhạy cảm. Tuy nhiên, tính cách này sẽ dần xuất hiện sau 10 năm, khi đó cha mẹ nghĩ rằng tính cách này là do con mình sinh ra đã thế sẵn.

Trẻ mẫu giáo được mẹ đón sớm và muộn sau giờ học, 10 năm sau thấy khác biệt rõ rệt - 2

Nhiều người cho rằng trẻ con “biết gì”. Vậy nhưng bé lại vô cùng nhạy cảm. Việc đến trường mẫu giáo sẽ là cột mốc đầu tiên khi con rời xa cha mẹ trong một thời gian dài. Bố mẹ luôn đến đón muộn sẽ khiến trái tim bé quặn thắt mỗi khi thấy một bạn được về trước mình, dần dần cảm thấy rằng bố mẹ không yêu mình. Bóng tối ngoài trời càng ập xuống, sự cô đơn và lo lắng của con càng tăng. Nỗi tủi thân tâm lý ấy khó có thẻ được bù đắp bằng một gói bim bim, hay một món đồ chơi.

Thực tế dù buổi học có vui vẻ đến bao nhiêu thì sau khi kết thúc buổi học, trái tim và ánh mắt của trẻ đều mong đến một điều đó là cha mẹ. Khoảnh khắc cha mẹ xuất hiện đưa trẻ về có lẽ khiến chúng vui và hạnh phúc nhất. Chính vì vậy, việc đón trẻ dù chậm một vài phút thôi cũng khiến chúng đối mặt với cảm giác lạc lõng, cô đơn, dần dần trở thành nỗi thất vọng, buồn bã và thậm chí còn trở nên trầm cảm.

Trẻ mẫu giáo được mẹ đón sớm và muộn sau giờ học, 10 năm sau thấy khác biệt rõ rệt - 3

Với trẻ tiểu học, con đã có ý thức hơn, hiểu rõ hơn công việc của bố mẹ thì mọi thứ sẽ đơn giản. Tuy nhiên với bé ở độ tuổi mẫu giáo, cho dù bố mẹ bận rộn đến đâu, tuyệt đối cũng đừng bỏ rơi con.

Chuyện đón trẻ sớm và đón trẻ muộn rất khác nhau đối với sự phát triển và tác động tâm lý trẻ nhỏ. Nhiều trường mẫu giáo trên thế giới thậm chí còn đề ra việc phạt tiền phụ huynh nếu cố ý để con ở lại trường quá muộn.

Với tư cách là cha mẹ, ai cũng mong muốn con được lớn lên tốt nhất. Vì vậy dù bận rộn hãy cố gắng đón con đúng giờ, và nếu có muộn thì cũng đừng để việc đó thành thường xuyên và hãy thông báo trước cho bé để con có được tinh thần tốt hơn. Khi đưa trẻ đến trường, các bậc cha mẹ hãy hiểu tầm quan trọng của việc đón trẻ đúng giờ, tuyệt đối không nên là người đón sau cùng.

Dẫu biết với cuộc sống bộn bề, cơm áo gạo tiền khiến cha mẹ không thể bao quát hết các vấn đề của con, nhưng hãy tự đặt mình vào vị trí của trẻ để thấu hiểu nỗi khao khát được cha mẹ đến đón đúng giờ.