Sau khi các phương tiện truyền thông phanh phui, người ta phát hiện ra rằng không chỉ riêng cậu bé này, mà đây là một trào lưu ở học sinh tiểu học.
Các bậc cha mẹ Á Đông nhìn chung thường dè dặt hơn và không giỏi thể hiện trực tiếp tình yêu với con cái chứ chưa nói đến việc giáo dục giới tính một cách toàn diện và khoa học. Một số cha mẹ có thể quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho con của họ, nhưng không biết bắt đầu từ đâu và cảm thấy xấu hổ khi nói về điều đó.
Không biết thì không sợ hãi, nếu trẻ không được giáo dục giới tính đúng cách và khoa học sẽ không biết điều gì đúng, điều gì sai, điều gì có thể và không thể làm.
Trước đó, một học sinh tiểu học ở Hàn Quốc để thu hút nhiều người theo dõi tài khoản, cậu đã bí mật chụp ảnh đời tư của mẹ mình và đưa lên mạng xã hội. Sau khi các phương tiện truyền thông phanh phui, người ta phát hiện ra rằng không chỉ riêng cậu bé này, mà đây là một trào lưu ở học sinh tiểu học.
Từng cử động của mẹ: Thay quần áo, mặc quần áo, thậm chí là đi tắm đều được cậu bé đăng tải hình ảnh, video lên mạng xã hội kèm những tiêu đề gây sốc.
Không biết từ bao giờ, những học sinh tiểu học này thường sử dụng điện thoại di động ở nhà để bí mật chụp ảnh từng cử động của mẹ: Thay quần áo, thậm chí là đi tắm và đăng tải hình ảnh, video lên mạng xã hội kèm những tiêu đề gây sốc kiểu: Theo dõi tôi, tôi sẽ cho bạn xem cặp mông của mẹ tôi... để thu hút thêm người người hâm mộ cho tài khoản xã hội của mình.
Những bức ảnh sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa)
Việc thiếu giáo dục giới tính khiến trẻ em không hiểu ranh giới của những việc mình làm. Hậu quả của việc này không chỉ khiến danh dự người mẹ bị ảnh hưởng, phải sống trong sự đàm tiếu, dị nghị của hàng xóm, người thân, đồng nghiệp... mà còn ảnh hưởng đến tương lai đứa trẻ khi thường xuyên "rình mò" và nhìn thấy những hình ảnh "người lớn".
1. Thế nào là giáo dục giới tính đúng đắn và toàn diện?
Giáo dục giới tính khoa học và toàn diện không chỉ đề cập đến kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục mà còn bao hàm nhiều nội dung khác như dậy thì, kinh nguyệt và tinh trùng; mang thai, sinh đẻ và tránh thai; HIV, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và các nội dung khác.
Hãy để trẻ học cách chịu trách nhiệm về hành động của chính mình và tác động có thể xảy ra đối với người khác, học cách tôn trọng người khác, học cách khoan dung khi đối xử với người khác và duy trì sự đồng cảm.
2. Giáo dục giới tính bắt đầu từ khi nào?
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy con mình còn nhỏ chưa hiểu gì, không cần giáo dục giới tính, khi đến tuổi vị thành niên các con sẽ tự khắc biết. Thực tế không phải vậy, đối với trẻ em thì giáo dục giới tính càng sớm càng tốt, có thể bắt đầu từ khi mới sinh ra, và trọng tâm của trẻ ở các thời kỳ cũng khác nhau.
Đối với trẻ em thì giáo dục giới tính càng sớm càng tốt, có thể bắt đầu từ khi mới sinh ra.
Hiểu các cơ quan trong cơ thể ở độ tuổi 0 đến 2
Ở giai đoạn này, điểm mấu chốt là cho phép trẻ hiểu đúng về cơ thể mình, nhận biết các bộ phận khác nhau của cơ thể và cơ quan sinh sản. Thông thường, cha mẹ có thể sử dụng các bài huấn luyện đi vệ sinh, trong lúc giúp con tắm để con hiểu các cơ quan trong cơ thể, và cũng có thể sử dụng một số sách tranh về giới tính để dạy con.
2 đến 4 tuổi: Nhận thấy sự khác biệt về giới tính
Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu có ý thức về giới tính, cha mẹ có thể nắm bắt giai đoạn này để cho con hiểu sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Chú ý đến quần áo của con, đừng mặc quần hở đáy. Nếu con bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy giải đáp kịp thời. Hãy chọn thời điểm thích hợp để trẻ hiểu những bộ phận nào thường không được bộc lộ ra ngoài, và đây không phải là những bộ phận "xấu".
4 đến 6 tuổi: Biết mình đến từ đâu
Trẻ em trong giai đoạn này có thể thường đặt một số câu hỏi khiến cha mẹ bối rối, chẳng hạn như: Con đến từ đâu, đứa trẻ ra đời như thế nào... Cha mẹ nên trả lời các câu hỏi của trẻ một cách tích cực, không tránh né hoặc "lái" chúng theo ý muốn. Có thể sử dụng một số sách tranh, phim hoạt hình, video… để giải đáp thắc mắc của con.
Trước tuổi dậy thì từ 6 đến 12 tuổi
Ở giai đoạn này, các trường thường tổ chức các lớp học sinh lý để trẻ quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị một số sách giáo dục giới tính, sách tranh, .ở nhà để trẻ có thể lấy bất cứ lúc nào. Chúng sẽ hướng dẫn khi trẻ có thắc mắc.
Vị thành niên từ 13 đến 17 tuổi
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ đã có khả năng hiểu biết sâu hơn và có một số ý kiến của riêng mình, cha mẹ có thể trò chuyện tích cực với trẻ. Trong khi hướng dẫn trẻ, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sự gần gũi của một số trẻ với các bạn trong lớp và bạn bè, giúp trẻ thiết lập các nguyên tắc đúng đắn để kết bạn và chăm sóc cơ thể.
Khi con cái lớn lên, việc thắc mắc về vấn đề giới tính là chuyện bình thường, lúc này thái độ của cha mẹ càng đặc biệt quan trọng. Nếu cha mẹ che giấu và xấu hổ khi đối mặt với những vấn đề này, thì đứa trẻ cũng sẽ cảm thấy giới tính và cơ quan sinh dục là "bẩn thỉu" và không đứng đắn.
Cha mẹ nên cư xử tự nhiên và trả lời các câu hỏi của trẻ một cách tích cực và khoa học. Đây là một quá trình không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ. Nếu đứa trẻ không thể nhận được câu trả lời chính xác từ cha mẹ và tự tìm kiếm câu trả lời hoặc tự khám phá theo cách sai trái, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.
Theo Nhịp sống Việt